Thông tin được Riot cung cấp từ ngày 11/5 vừa qua
Theo thông báo của Riot Games, tổng số tiền thưởng của MSI 2018 đạt 1,255,128 USD vào ngày 11/5. Và theo cách phân chia tiền thưởng của BTC MSI 2018, EVOS, đội cán đích ở hạng 5-6, sẽ nhận được 5% tương ứng với 62756 USD – tức hơn 1.4 tỷ đồng.
Phân chia tiền thưởng dựa trên thứ hạng các đọi tuyển tham dự MSI 2018
Lưu ý rằng, đây chưa phải con số cuối cùng khi mà fan LMHTtoàn cầu vẫn còn vài ngày nữa để tiếp tục gây quỹ cộng đồng – hình thức quen thuộc để làm “phình to” tổng giá trị giải thưởng của MSI 2018 được Riot Games bắt đầu sử dụng từ CKTG 2016.
Theo đó, người chơi LMHTmỗi khi mua trang phục Varus Chinh Phục và/hoặc Mẫu Mắt Chinh Phục từ 0g00 ngày 27/4 tới 13g59 ngày 21/5 đều sẽ đóng góp vào giá trị giải thưởng của MSI 2018. Như thường lệ, Riot sẽ trích 25% tổng doanh thu có được từ hai vật phẩm in-game trên để cộng thêm vào 250,000 USD tiền thưởng gốc tại MSI 2018.
Fan hâm mộ hoàn toàn có thể tin tưởng tổng tiền thưởng của MSI 2018 sẽ nhiều hơn MSI 2017 – với 1,690,000 USD. GIGABYTE Marines, đội tuyển đại diện cho LMHT Việt Nam và cũng phải dừng chân tại vòng bảng MSI 2017, đã giành được 84,500 USD, gần hai tỷ đồng.
Phân chia tiền thưởng tại MSI 2017
EVOS hiện đã quay trở về gaming house tại TP.HCM sau khoảng một tháng sinh hoạt, tập luyện và thi đấu tại Berlin, Đức trong chiến dịch MSI 2018. Giờ thì đội ĐKVĐ VCS Mùa Xuân 2018đã có gần hai tỷ đồng (tính cả 500 triệu vô địch quốc nội) để chuẩn bị cho giai đoạn nửa cuối mùa giải – nơi họ phải bảo vệ ngôi vương và thi đấu tại Rift Rivals (Khu Vực Đại Chiến) 2018 trong những tháng sau đây.
Gamer
" alt=""/>LMHT: EVOS ‘đút túi’ tối thiểu một tỷ đồng sau chiến dịch MSI 2018Sở dĩ, CLB phải thông báo như vậy là bởi có một fanpage khác có tên "Binh Duong Football Club" với dấu xác nhận từ Facebook (tích xanh) nhưng thật chất không do CLB quản lý.
![]() |
Khi tìm CLB Becamex Bình Dương, Facebook sẽ cho ra kết quả là một trang giả mạo với dấu xác nhận màu xanh. |
"Nếu bạn nhìn thấy biểu tượng màu xanh lam trên fanpage hoặc trang cá nhân, điều đó có nghĩa Facebook đã xác nhận rằng đây là fanpage hoặc trang cá nhân xác thực cho nhân vật của công chúng, công ty truyền thông hoặc thương hiệu này," Facebook khẳng định những trang có tích xanh đều là thật.
Chính vì vậy, khi người dùng tìm kiếm CLB bóng đá Bình Dương, kết quả đầu tiên sẽ là fanpage giả mạo với dấu xác thực từ Facebook. Nhiều người hâm mộ cho rằng trang có tích xanh mới là của CLB.
![]() |
Theo Facebook, dấu tích xanh là biểu hiện cho trang "chính chủ". |
Tuy vậy, theo CLB Becamex Bình Dương, fanpage này trước kia do người hâm mộ thành lập từ năm 2013 với hơn 37.000 lượt theo dõi. Sau đó, chủ fanpage đã dùng giấy tờ giả để đăng ký dấu xác thực của Facebook.
“Facebook chủ yếu dựa vào liên kết báo chí, giấy tờ họ không đủ khả năng xác nhận đâu là thật là giả. Trường hợp đánh sập tài khoản bằng giấy báo tử trước đây là một ví dụ”, Hữu Nhật, quản trị viên của nhiều trang Facebook lớn chia sẻ.
Bên cạnh đó, theo Facebook, không phải tất cả những nhân vật của công chúng, người nổi tiếng và thương hiệu trên đều có tích xanh, rất khó để một trang có đủ điều kiện xác thực.
Chính sự "hiếm" và "uy tín" này, Facebook đã tự nhận tích xanh của mình là "quyền lực" trong một thông báo đăng tải trên fanpage.
Tuy tuyên bố nhiều lần tích xanh không mua được nhưng trên thị trường chợ đen, những trang "được" Facebook xác thực bị rao bán tràn lan với giá không hề rẻ.
Như trường hợp fanpage "Binh Duong Football Club", sau khi làm giả bộ giấy tờ và “lên tích” trang này được rao bán ở thị trường chợ đen với giá từ 65 triệu đồng.
"Các trang này được sử dụng cho mục đích bán hàng, đăng tải video chạy quảng cáo Facebook Ads Break, tin giả… Thậm chí, họ có thể đổi sang một tên khác để tăng uy tín nhờ tích xanh", ông Nhật nói thêm.
![]() |
Trang Facebook giả mạo có lượt theo dõi nhiều hơn trang thật. |
Trường hợp tương tự cũng xảy ra với streamer TXT. “Trong một lần nhờ người mở nick bị khóa, tôi đã nộp một số giấy tờ cho người này xác minh với Facebook. Sau đó giấy tờ trên được dùng để lên tích cho một fanpage giả mạo tôi. Với cách xác minh cẩu thả và chính sách khóa tài khoản lỏng lẻo, Facebook đang tiếp tay cho tình trạng giả mạo người khác”, TXT nói.
Tương tự Becamex Bình Dương, TXT cũng đã kháng cáo liên tục với Facebook để được giải quyết nhưng không nhận được hồi đáp.
" alt=""/>Fanpage CLB Becamex Bình Dương có tích xanh rao bán giá 65 triệu![]() |
CEO Tim Cook |
So sánh Apple với Nokia là điều dễ hiểu, bởi cả Apple 2018 và Nokia 2007 đều là những gã khổng lồ di động hùng mạnh, không mấy ai lại nghĩ có thể sụp đổ. Ấy thế nhưng, trước khi so sánh Apple với Nokia, liệu bạn đã hiểu đúng lý do cho cuộc trượt dài của gã khổng lồ xứ Phần Lan?
Mọi thứ bắt đầu khi điện thoại phần lớn chỉ để nghe gọi và smartphone rất khó sử dụng, lại ít tính năng. Năm 2007, khi vén màn iPhone tại Macworld 2007, Steve Jobs khiến cho cả thế giới sững sờ vì tích hợp được cả 3 công dụng quan trọng vào làm 1 – đó vừa là iPod, vừa là điện thoại, vừa là "thiết bị liên lạc Internet". iPhone sử dụng màn hình cảm ứng điện dung cỡ lớn và giao diện dễ sử dụng – cả 2 yếu tố đều không có mặt trên smartphone cùng thời. Ẩn dưới giao diện thân thiện đó lại là kiến trúc phần cứng kiểu-PC, là một hệ điều hành đầy đủ vốn được tùy biến từ Mac OSX.
![]() |
Nokia sụp đổ cả thị trường thiết bị di động thay đổi |
Cái chết của Nokia sau đó diễn ra từ từ, nhưng tất yếu: bản chất của trải nghiệm "di động" bị thay đổi. Vì iPhone, người dùng từ bỏ không gian hạn hẹp của "dế", từ bỏ giao diện thô kệch, sự phân mảnh và nghèo nàn tính năng của các hệ điều hành như Symbian hay Windows CE. Với tên gọi "modern smartphone", iPhone và những chiếc Android sẽ sớm xóa sổ toàn bộ thị trường di động cũ: thanh kẹo, nắp trượt, vỏ sò, QWERTY, bút stylus... sẽ lần lượt nắm tay nhau đi vào dĩ vãng.
Thứ gì đánh gục được kẻ thống trị?
So sánh Apple với Nokia có phần khập khiễng, bởi Apple chưa bao giờ áp đảo cả thị trường như Nokia: thị phần Nokia năm 2007 là 49,4% còn Apple vào quý 3/2018 chỉ chiếm khoảng 12%. Nhưng Apple giống Nokia ở chỗ, cả 2 cùng áp đảo trong cuộc chơi mà họ tham gia. Nokia chọn cách tham gia tất cả các phân khúc giá, còn Apple chỉ chiếm phân khúc cao cấp. Theo số liệu Counterpoint, Apple chiếm tới 47% thị phần smartphone cao cấp (400 USD trở lên), cao gấp đôi Samsung và gấp 4 lần Huawei. Các mức giá cao hơn hoàn toàn do nhà Táo làm chủ khi iPhone chiếm 61% thị trường smartphone trên 600 USD và thậm chí là 79% của khúc giá trên 800 USD.
Tính đến năm 2018, Android đã có 10 năm tuổi đời. Vậy mà, Apple vẫn đang áp đảo thị trường cao cấp. Có thể nói không sai rằng, đánh bại Apple sẽ là điều bất khả thi với các nhà sản xuất smartphone khác.
11 năm trước, Forbes cũng đã nói điều tương tự về Nokia, rằng đánh bại Nokia là điều bất khả thi. Điều nhiều người không nhận ra là, nhận định sai lầm đó vẫn có phần đúng: kẻ đã đẩy Nokia vào chỗ chết không phải là những đối thủ hùng mạnh cùng thời như Sony Ericsson, Motorola hay BlackBerry. Thứ đã khiến Nokia khốn đốn cũng đã khiến cho toàn bộ thị trường di động 2007 khốn đốn: đó là một thiết bị mang bản chất khác hẳn, không giống như smartphone Symbian, cũng chẳng giống như những thanh kẹo (hay chiếc lá) có bàn phím số.
![]() |
Thứ gì có thể 'giết chết' smartphone? |
Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa Apple 2018 và Nokia 2007: smartphone chưa bị đẩy lùi theo cách tương tự. Số phận của Apple gắn liền với chiếc modern smartphone theo cái cách số phận của Nokia đã gắn liền với di động tính năng. Chưa có thứ gì thay thế được smartphone cả: một tỷ chiếc smartphone bán ra mỗi năm vẫn là nguồn thu lớn nhất của giới phần cứng; các sự kiện vén màn smartphone vẫn là tâm điểm sự chú ý của người hâm mộ.
Tình huống xấu nhất
Cứ cho rằng một loại thiết bị (form factor) nào đó có thể thay thế được smartphone, Apple cũng chẳng cần phải lo lắng. Hãy nhớ rằng Apple vô địch thế giới về lợi nhuận, và đi cùng với lợi nhuận là khối dự trữ tiền mặt hiện lên tới gần 300 tỷ USD. Cứ cho rằng iPhone bỗng dưng thất bại và Apple lỗ 821 triệu USD mỗi năm (như Nokia trước khi bán mình cho Microsoft), Apple có thể đốt tiền được hơn... 35 năm.
Ở phía còn lại, năm 2007, trên đỉnh cao, Nokia chỉ nắm vỏn vẹn 12,7 tỷ USD dự trữ tiền mặt, tức khoảng 15,4 tỷ USD theo tỷ giá ngày nay. Nokia dùng khoản tiền đó bé nhỏ để duy trì được đến 2014 mới phải nhảy khỏi " con thuyền đang bùng cháy ".
![]() |
Apple rất khó bị đánh bại |
Nhưng quan trọng nhất, từ khi Steve Jobs ra đi, Apple vẫn liên tục tham gia vào các trào lưu mới: smartwatch, "hearable", loa thông minh... Một số trong các sản phẩm này thậm chí còn thành công áp đảo các sản phẩm đối thủ, điển hình là Apple Watch và AirPods. Tuy chưa một loại hình thiết bị nào khác có thể thế chỗ cho iPhone, thành công của Apple trên những thị trường mới lạ này cho thấy 2 triết lý quan trọng của Tim Cook: 1, Apple sẽ không đứng yên tại chỗ và 2, sức mạnh của thương hiệu Táo không chỉ áp dụng cho smartphone.
Bạn không thể nói điều tương tự về Nokia. Quá thành công, Nokia đã tạo ra một bộ máy lãnh đạo quan liêu và coi thường đối thủ, không chỉ ngạo mạn cười chê đối thủ mà còn tự triệt tiêu các sáng tạo của chính mình (MeeGo). Đến cuối đời, Nokia vẫn không có chỗ đứng trên bất kỳ thị trường nào ngoài di động.
Thứ quý giá nhất Nokia để lại cho cả thế giới công nghệ là một bài học đáng giá: đừng bao giờ đứng yên, ngay cả khi đang ở trên đỉnh cao.
Bài học đó đang được tất cả các ông lớn khắc cốt ghi tâm. Microsoft đã dám hạ thấp Windows để theo đuổi đám mây, Facebook từ khi thấy đối thủ nhen nhóm là thâu tóm luôn, Google thì liên tục theo đuổi AI, liên tục chịu lỗ để đi tìm hướng đi ngoài công nghệ... Apple cũng không phải là ngoại lệ: không chỉ ra mắt nhiều dòng sản phẩm mới, Apple cũng phát triển AI, cũng ra mắt ngôn ngữ lập trình riêng, cũng phát triển dịch vụ...
Không ai có thể nói rằng Apple sẽ sống mãi. Nhưng chí ít là Apple đang không mắc cùng một sai lầm của Nokia.
" alt=""/>Apple có thể lâm vào tình cảnh của Nokia ngày trước hay không?